1.Khái niệm
– Veneer là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành các tấm có độ dày từ 0.6mm- dưới 3mm. Chúng thường được dùng để dán phủ lên các loại ván công nghiệp
2.Quy trình sản xuất
– Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu gỗ thịt ( gỗ tự nhiên) như gỗ cây óc chó, gỗ cây sồi… Các loại gỗ này đã qua các bước xử lý cơ bản như tách vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc phơi khô
– Bước 2 : Lạng khối gỗ ra thành các lát mỏng có độ dày từ 0.6mm- dưới 3mm
– Bước 3 : Sau đó đem đi sấy khô bằng máy sấy công nghiệp. Lát gỗ không được phơi bằng ánh nắng tự nhiên vì nhiệt độ cao sẽ làm cho các lát gỗ bị cong vênh hoặc giòn, dễ gãy
– Bước 4 : Phủ keo lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như gỗ MDF, MFC… Sau đó sẽ lăn keo lên cốt gỗ rồi dán veneer lên phần bề mặt đã phủ keo. Loại keo được sử dụng phổ biến là keo UF
– Bước 5 : Ghép veneer vào tấm cốt gỗ. Người ta sẽ thực hiện ép 2 lớp này lại với nhau bằng máy ép nguội hoặc máy ép nóng. Các công đoạn này được thực hiện tự động
– Bước 6 : Sau khi lớp veneer đã được nằm cố định trên phần cốt gỗ sẽ dùng máy chà nhám để thực hiện công đoạn xử lý bề mặt, đánh bóng cho phẳng và nhẵn mịn
– Bước 7 : Kiểm tra chất lượng sản phẩm
3. Ưu, nhược điểm
– Ưu điểm
+ Bề mặt sáng, có tính thẩm mỹ cao : Bề mặt veneer được làm từ gỗ tự nhiên nên có màu sắc và đường vân của gỗ tự nhiên
+ Chống cong vênh, mối mọt : Gỗ trước khi đưa vào sử dụng sẽ được tiến hành sấy ở nhiệt độ và áp suất cao do đó tránh được tình trạng cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng
+ Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên : Một cây gỗ tự nhiên khi lạng sẽ cho ra nhiều tấm veneer, sản phẩm nội thất từ gỗ veneer có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
– Nhược điểm
+ Độ bền của gỗ phủ veneer kém hơn gỗ tự nhiên : Các tấm veneer có độ dày rất mỏng, cốt gỗ công nghiệp dù được cải tiến sản xuất và bổ sung hóa chất để tăng độ cứng nhưng độ bền vẫn còn hạn chế. Do vậy các sản phẩm nội thất từ gỗ veneer có thể bị trầy xước trong quá trình sử dụng; nên tránh các tác dụng lực mạnh hay dùng các vật nhọn gây xước bề mặt.
+ Khả năng chịu được nước thấp : Lớp veneer tuy làm bằng gỗ tự nhiên và có gia công kỹ lưỡng nhưng độ dày khá mỏng nên vẫn có thể bị thấm nước khi tiếp xúc với nước.
4. Ứng dụng
– Veneer có thể được sử dụng để phủ lên các dòng gỗ MDF, HDF, gỗ ghép thanh nên được ứng dụng rộng rãi trong thi công nội thất
Xem thêm một số sản phẩm khác của Gỗ Tín Phát nào!