1. Khái niệm
– Gỗ dán (gỗ Plywood, ván ép, ván dán) là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên dạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp; rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.
– Thành phần cấu tạo nên ván gỗ dán:
+ Lõi là nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày 1mm dán lại với nhau bằng keo
+ Phần bề mặt là lớp gỗ tự nhiên láng mỏng : Akum, Pitago, Xoan, Thông, Keo…..
+ Keo dùng để dán là Phenol Formaldehyde ( PF ), Urea Formaldehyde ( UF)
+ Ngoài ra để tăng độ chắc chắn và bền đẹp với thời gian trong thời gian sử dụng lâu dài; chúng còn được cho thêm một số phụ gia hoàn toàn thân thiện với người sử dụng
2. Quy trình sản xuất:
Bước 1:
– Các khúc gỗ tròn được cắt theo kích cỡ quy định, được bóc vỏ nhằm đảm bảo tính đồng đều và độ mịn của các lớp gỗ lạng.
– Khúc gỗ tiếp tục được bóc ra thành những lớp gỗ mỏng bằng loại máy bóc chuyên dụng.
– Các lớp gỗ lạng mỏng này được cắt nhỏ thành kích thước 8 feet x 2 feet đối với cả tấm; 4 feet x 2 feet đối với lớp lõi. Sau đó, chúng được đưa tới một loại máy chuyên dụng nhằm cải thiện khả năng đàn hồi.
Bước 2:
– Các lớp gỗ lạng sau đó sẽ chuyển qua hệ thống sấy được kiểm soát nhiệt độ để sấy khô.
– Tiếp theo, chúng được bảo quản trong vòng 24 tiếng để giữ lại độ ẩm từ 6 đến 8%.
Bước 3:
– Các lớp gỗ ghép này sau đó được chuyển tới dây chuyền lắp ráp và dây chuyền phun keo dán gỗ.
– Để keo được thẩm thấu tốt hơn và tấm ván cứng hơn; các lớp gỗ ghép này được ép sơ bộ dưới một mức áp suất cố định trong một khoảng thời gian nhất định.
– Các chồng ván ép sơ bộ này sau đó được đưa tới dây chuyền ép nóng và ép dưới nhiệt độ và áp suất được kiểm soát.
Bước 4:
– Công đoạn tiếp theo là cắt thô. Các tấm ván được cắt thành hình chữ nhật.
Bước 5:
– Sau khi cắt thô, các tấm ván được xử lý bằng máy chà để đạt được bề mặt hoàn thiện mịn và đồng đều.
Bước 6:
– Bước tiếp theo, các tấm ván được đưa đến dây chuyền phun keo để dán lớp bề mặt lên trên.
– Để đạt được độ cứng tối ưu, ván tiếp tục được ép thêm 4 lần nữa. Trước tiên là ép sơ bộ dưới áp suất được kiểm soát.
Bước 7:
– Sau đó, ván được ép bằng dây chuyền ép nóng có trang bị hệ thống nén đàn hồi dưới nhiệt độ được kiểm soát nhằm giữ được độ ẩm thích hợp và đảm bảo độ phẳng của bề mặt ván.
– Ván tiếp tục được đưa tới công đoạn cắt cuối cùng.
Bước 8:
– Cuối cùng, để đạt được chất lượng tốt nhất thì ván được chuyển qua máy chà để kiểm tra chất lượng lần cuối.
3. Ưu nhược điểm của gỗ dán:
– Ưu điểm:
+ Độ bền cơ lý cao, không bị cong vênh co ngót. Các lớp của một tấm ván dán luôn luôn là số lẻ (3, 5, 7, 9…) để cho tấm ván có một lớp lõi ở giữa; nhằm tạo ra hướng vân giống nhau ở hai lớp phía ngoài lớp lõi. Từ đó, các lớp gỗ này kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy. Kết quả là các lớp mỏng ở hai phía lớp lõi bị lớp lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở. Chính vì cách sắp xếp các lớp gỗ như vậy mà ván dán không bị cong vênh và co ngót trong điều kiện thông thường.
+ Ít chịu ảnh hưởng của nước bởi chúng được cấu tạo từ các lớp gỗ tự nhiên. Tấm ván không dễ bị phồng khi ngâm vào nước như ván MDF, MFC…
+ Ván dán có khả năng bám vít và bám dính tốt; tạo độ chắc chắn và kiên cố cho các sản phẩm nội thất.
– Nhược điểm
+ Do chất lượng tốt hơn; quá trính sản xuất, thi công cũng phức tạp hơn nên ván dán có giá thành cao hơn so với 1 số loại ván gỗ công nghiệp thông thường.
+Khi cắt, cạnh ván dễ bị sứt mẻ. Do vậy, ván dán tốt hơn nên được sử dụng theo dạng tấm với đúng kích thước tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Khi cắt ván cần có kỹ thuật đúng, xử lý cạnh ván sau cắt để mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.
+ Ván dán có thể bị cong vênh, bề mặt gỗ không được phẳng mịn; có thể bị tách lớp trong điều kiện môi trường không thích hợp như độ ẩm quá cao trong thời gian dài.
4. Kích thước và độ dày:
– Kích thước tiêu chuẩn : 1220x2440mm
– Độ dày : 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm
5. Ứng dụng:
– Ván dán được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng hay vật liệu phủ.
– Ván dán có thể được tiếp tục phủ các bề mặt để ứng dụng trong nội thất như bàn, tủ…
– Ngoài ra, ván dán còn được dùng để đóng thuyền, ghe
– Một số ưng dụng của gỗ dán:
+ Tủ kệ trang trí, làm trần
+ Tủ quần áo:
+ Tủ bếp và bàn ăn:
Xem thêm một số sản phẩm khác của Gỗ Tín Phát nào!