1. Khái niệm
– Ván dăm hay còn được gọi là ván Okal là sản phẩm gỗ công nghiệp, cốt gỗ được tạo nên từ các thân cây gỗ rừng trồng như bạch đàn, cao su, keo… được đưa vào máy nghiền nát thành dăm. Sau đó thành phẩm dăm gỗ được trộn keo và ép lại dưới nhiệt độ và áp suất cao để cho ra các tấm ván gỗ có độ dày tiêu chuẩn khác nhau. Sau đó ván dăm có thể phủ các bề mặt trang trí như Melamin, Veneer, Acrylic…đê tiến hành đóng thành các sản phẩm nội thất.
– Thành phần của ván dăm bao gồm khoảng 80% gỗ, 9 – 10% keo Urea Formaldehyde (UF), 7 – 10% nước và dưới 0,5% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Để tăng cường khả năng chống ẩm cho ván thì Melamine thường được thêm vào keo UF (còn gọi là keo MUF – Urea Formaldehyde biến tính bằng Melamine). Để tăng cường khả năng chống cháy cho ván thì thạch cao và xi măng đôi khi được dùng làm chất kết dính.
2. Quy trình sản xuất:
Bước 1 : Trước tiên, gỗ được băm thành các dăm nhỏ.
Bước 2 : Sau đó, dăm gỗ được sấy ở nhiệt độ quy định.
Bước 3: Tiếp theo, dăm gỗ được sàng và phân loại thành các dăm có kích thước khác nhau.
Bước 4: Các dăm gỗ này được trộn lẫn với các chất kết dính và sau đó được chuyển sang công đoạn tạo hình.
Bước 5 : Các tấm ván được tạo hình dựa trên thông số về độ dày và mật độ.
Bước 6 : Sau khi được tạo hình, ván được ép sơ bộ và được cắt theo độ dài tiêu chuẩn.
Bước 7 : Công đoạn tiếp theo là ép nóng – Ván được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Bước 8 : Sau đó, ván được xén cạnh để loại bỏ các lỗi cạnh.
Bước 9 : Công đoạn cuối cùng là mài nhẵn bề mặt và kiểm định chất lượng bề mặt ván.
3. Phân loại
– Hiện nay ván gỗ dăm có 2 loại : cốt gỗ ván thường và cốt ván dăm chống ẩm
+ Cốt gỗ ván thường : được sản xuất theo tiêu chuẩn chung, không có khả năng chống ẩm, dễ bị hỏng hóc nếu sử dụng trong môi trường ẩm ướt . Cốt gỗ này được sử dụng để thiết kế các đồ nội thiết ở vị trí khô thoáng, không ẩm ướt. Ví dụ như giường, bàn ghế văn phòng, tủ kệ trang trí hay có thể là tủ quần áo.
+ Cốt dăm chống ẩm ( cốt dăm lõi xanh) : Trong quá trình sản xuất, loại gỗ này được trộn thêm phụ gia để giúp chống ẩm, tăng độ kết dính. Ngoài ra, dòng ván này còn có khả năng chịu nở và chịu nước tốt. Loại gỗ dăm này được ứng dụng phong phú hơn. Ví dụ như làm cửa nhà vệ sinh, tủ bếp, tủ Lavabo hay tủ âm tường…
4. Ưu, nhược điểm:
– Ưu điểm
+ So với ván MDF hay ván dán, văn dăm có giá thành thấp hơn
+ Cấu tạo từ các dăm gỗ nên ván dăm có độ cứng và độ bền cơ lý khá cao
+ Khả năng bám vít tốt
+ Bề mặt gỗ khá rộng và phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamin, Laminate,…
+ Cốt gỗ ván dăm đã được xử lý bằng công nghệ cao nên hạn chế tối đa tình trạng mối mọt, cong vênh khi sử dụng so với ván gỗ tự nhiên thong thường.
+ Gỗ dăm có đặc tính nhẹ nên rất dễ thi công
+ Ít tốn nhân công trong quá trình sản xuất
– Nhược điểm
+ Cốt gỗ ván dăm có độ cứng không cao nên dễ bị ảnh hưởng khi va đập mạnh nếu không có lớp bề mặt bao phủ
+ So với các loại ván công nghiệp khác, khả năng chịu tải trọng của ván dăm kém hơn.
+ Do có cấu tạo từ các dăm gỗ nên khi cắt tấm ván, các cạnh cắt thường bị mẻ.
+ Tuổi thọ của các đồ nội thất làm bằng ván dăm nhìn chung thấp hơn các loại ván công nghiệp khác.
5. Độ dày và kích thước
– Kích thước tiêu chuẩn : 1220x2440mm
– Độ dày : 9mm, 11mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 25mm
6. Ứng dụng
– Ván dăm thường tiếp tục được phủ các bề mặt trang trí để ứng dụng làm nội thất như bàn ghế, giường tủ….Làm vách ngăn, ván xây dựng…
– Ngoài ra, ván dăm còn được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông.
+ Nội thất phòng ngủ:
+ Tủ bếp